Khai báo cách tập hợp và phân bổ chi phí
Khai báo cách tập hợp và phân bổ chi phí cho các tài khoản chi phí sản xuất: 621, 622, 627, 154.
Để hiểu rõ phần này cần xem trước nội dung “Giới thiệu chung về tính giá thành sản xuất”.
Lưu ý:
1 - Trực tiếp cho sản phẩm (đối tượng tính giá thành của sản phẩm)
Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập số liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho đối tượng tính giá thành cụ thể của sản phẩm.
Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo đối tượng tính giá thành của sản phẩm: sp - bhpt - lsx (- mã vt).
2 - Theo bpht trực tiếp
Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho bpht trực tiếp nào.
Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo: bhpt (- mã vt).
3 - Theo lệnh sản xuất
Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho lsx nào.
Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo: lsx (- mã vt).
4 - Theo bpht gián tiếp
Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho bpht gián tiếp nào.
Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo: bhpt (- mã vt).
5 - Chỉ theo tài khoản
Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm chỉ cần chỉ rõ cho tk cp sx.
Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và tính tổng phát sinh của tk thpbcp.
Kiểu tập hợp này chỉ áp dụng cho đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm (không có theo lsx, bpht) và doanh nghiệp không có nhiều phân xưởng/dây chuyền sản xuất.
6 - Theo lsx và bpht trực tiếp
Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho bpht và lệnh sx.
Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo: lsx - bhpt (- mã vt).
Lưu ý:
Có các kiểu sau:
Với các chi phí được tập hợp thông qua bộ phận hạch toán gián tiếp thì phải thực hiện “Khai báo phân bổ chi phí của các bộ phận gián tiếp cho các đối tượng”.
Lưu ý:
Chọn từ danh mục loại chi phí.
Phục vụ đánh giá số lượng sp dở dang quy đổi về sl hoàn thành
Các spdd cuối kỳ tùy theo ytcp có thể có mức tỷ lệ hoàn thành khác nhau. Ví dụ, đối với cp nvl thì tỷ lệ hoàn thành của spdd là 100% (nvl cho sản xuất sản phẩm theo đơn hàng có thể đã xuất ra hết, kỳ sau kô xuất tiếp nvl cho các đơn hàng này nữa), nhưng đối với cp là lương thì tỷ lệ hoàn thành là 70% (còn một số công đoạn, công việc nữa chưa thực hiện, sẽ tiếp tục ở kỳ sau)...
Vì số lượng tk thpbcp có thể nhiều nên để tính toán sl sp hoàn thành quy đổi khai báo các tk thpbcp có cùng mức tỷ lệ hoàn thành. Lưu ý ở đây quan trọng là cùng mức là được, chứ không quan trọng cụ thể tỷ lệ hoàn thành là bao nhiêu.
Thường thì có 3 loại có cùng mức tỷ lệ hoàn thành: Loại cp nvl, Loại cp lương, Loại cp chung. Hoặc có 2 loại: Loại cp nvl, Loại cp lương và cp chung.
Trong trường hợp tất cả các tk thpbcp đều có cùng mức tỷ lệ hoàn thành - ví dụ, sx không có sp dở dang - thì chỉ cần dùng chung 1 mã Loại cp.
0 - Không: Chương trình sẽ không tạo bút toán phân bổ chi phí cho mã ytcp này.
1 - Có: Chương trình sẽ thực hiện tạo bút toán phân bổ chi phí cho mã ytcp này, từ tài khoản tập hợp chi phí sang tài khoản cpdd khi chạy chức năng tạo bút toán phân bổ.
Để tạo bút toán phân bổ chi phí thì tk thpbcp phải là tk chi tiết.
Tài khoản đối ứng - nhận phân bổ chi phí - là tài khoản cpdd khai báo trong danh mục vật tư hoặc trong danh mục bộ phận hạch toán - trong trường hợp cùng một thành phẩm/bán thành phẩm gắn với 2 bpht khác nhau thì có tk cddd khác nhau.
Trên thực tế có trường hợp tập hợp và phân bổ, ví dụ, như sau:
Có thể xử lý như sau:
Xem thêm
Danh mục yếu tố chi phí