Danh mục các đồng tiền giao dịch

  • 1. Giới thiệu
      Danh mục các đồng tiền dùng để khai báo các đồng tiền được sử dụng khi thực hiện các giao dịch.
      Menu thực hiện:
    • Hệ thống\Danh mục các đồng tiền.
    • Màn hình hiển thị danh sách đồng tiền:

      Màn hình khai báo danh mục thông tin về từng loại tiền:

    • Khung “Thông tin chung” gồm có: mã đồng tiền, tên đồng tiền, tên 2, kiểu quy đổi ra đồng tiền hạch toán.
    • Khung “ Cách đọc số tiếng Việt” và khung “Cách đọc số tiếng Anh” gồm có: Ký hiệu tiền ở phía trước số, tên tiền ở phía sau số, tên tiền lẻ, đọc số lẻ, đọc ký hiệu thập phân, đọc khi tiền chẵn.
    • Khung “Ví dụ” gồm có: Số, đọc tiếng Việt, đọc tiếng Anh.

  • 2. Mô tả một số trường thông tin
    • 2.1. Kiểu quy đổi ra đồng tiền hạch toán
        Nhân tỷ giá dùng cho trường hợp tỷ giá > 1, còn chia tỷ giá dùng cho trường hợp tỷ giá < 1.
        Ví dụ 1. Đồng tiền hạch toán là VNĐ và ngoại tệ là USD thì kiểu quy đổi sẽ là “1 - Nhân với tỷ giá”.
        Ví dụ 2. Đồng tiền hạch toán là USD và ngoại tệ là VNĐ thì kiểu quy đổi sẽ là “2 - Chia cho tỷ giá”. Khi này ta vẫn nhập tỷ giá là tỷ giá quy đổi từ USD sang VNĐ. Như vậy sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên khi lên các báo cáo thì chương trình sẽ hiện lên là tỷ giá quy đổi từ VNĐ sang USD.

    • 2.2. Cách đọc số tiếng việt
        Ký hiệu tiền ở phía trước số
      • Ở một số loại tiền, phía trước thường đi kèm với một số ký hiệu.
        Ví dụ, Mỹ: $10.99, các nước khối euro: €20,00, Anh: £5·52.
      • Tên tiền ở phía sau số
      • Là tên của đồng tiền đó.
        Ví dụ: Việt nam: 10.000 đồng, Nhật: 10.000 yên.
      • Tên tiền lẻ
      • Là tên của mệnh giá tiền nhỏ nhất của đồng tiền.
        Ví dụ: với đồng Dollar Mỹ thì đó là cent, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc là Fen, còn đồng Yên Nhật thì là Sen.
      • Đọc số lẻ
      • Cách đọc khi có số lẻ:

        0 - Không nhân với 100: đọc chung phần tiền nguyên và phần tiền lẻ, tên của tiền để ở phía sau cùng.
        1 – Nhân với 100: đọc tách riêng phần tiền nguyên và tên đồng tiền rồi đọc tiếp phần tiền lẻ và tên của tiền phần lẻ.

        Ví dụ:
          “0 - Không nhân với 100”
        • 123.45 tiền USD sẽ đọc là “Một trăm hai mươi ba phẩy bốn mươi lăm đô la Mỹ”.
        • "1 - Nhân với 100"
        • 123.45 tiền USD sẽ đọc là “Một trăm hai mươi ba đô la Mỹ, bốn mươi lăm xu”.
      • Đọc ký hiệu thập phân
      • Cách đọc phần nối giữa tiền chẵn và lẻ: thường là “phẩy” hoặc “và” (“and”).
        Ví dụ: 123.45 nhân dân tệ đọc là một trăm hai mươi ba nhân dân tệ và bốn mươi lăm xu.
      • Đọc khi tiền chẵn
      • Tiền không có số lẻ chương trình sẽ thêm phần đọc tiền chẵn ở cuối.
        Ví dụ: ở Việt Nam 10.000đ thì đọc là mười ngàn đồng chẵn. Nên sẽ thêm từ “chẵn” ở trường “Đọc khi tiền chẵn”.
      • Ở phần cách đọc số tiếng Anh tương tự như cách đọc số tiếng việt.

    • 2.3. Ví dụ
        Để biết chính xác cách đọc của đúng yêu cầu chưa thì có thể thử nhập các số khác nhau để xem chương trình hiển thị cách đọc như thế nào.
        Nhập số tiền, bấm nút “Đọc” chương trình sẽ dựa vào khai báo bên trên để đưa ra kết quả.
        Ví dụ đọc tiền Trung Quốc, ta được kết quả:


  • 3. Các chức năng khi làm việc với danh mục các loại tiền
      Khi làm việc với danh mục đồng tiền hạch toán thì có các chức năng sau: Mới, sửa, copy, xem, kết xuất ra excel, xóa và các tùy chỉnh. Các chức năng hiển thị trên thanh công cụ hoặc dùng phím nóng.

      Hướng dẫn mục này xem tại Hướng dẫn chung về cách khai báo và tra cứu danh mục.


Xem thêm

Hướng dẫn chung về quản lý ngoại tệ
Theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngoại tệ
Theo dõi tiền vay ngoại tệ
Tính và cập nhật lại tỷ giá ghi sổ
Áp tỷ giá ghi sổ theo tỷ giá tự tính
Áp tỷ giá giao dịch từ danh mục tỷ giá
Danh mục tỷ giá
Khai báo các bút toán CLTG cuối kỳ
Bút toán chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
Khai báo tỷ giá cuối kỳ