Lập phiếu chi tiền mặt, tiền gửi, tiền vay

  • 1. Chức năng
      Thực hiện lập phiếu chi cho các nghiệp vụ sau:
    • Chi trả lương
    • Chi nộp bảo hiểm, thuế…
    • Chuyển tiền sang ngân hàng khác
    • Rút tiền mặt về nhập quỹ
    • Chi tạm ứng cho nhân viên
    • Chi thanh toán chi phí trực tiếp bằng tiền khác
    • Xuất tiền VNĐ mua ngoại tệ
    • Bán ngoại tệ lấy tiền VNĐ
    • ...
    • Chi trả cho người bán (nhà cung cấp) tiền mua hàng xem tại Thanh toán tiền mua hàng của phân hệ mua hàng và kế toán phải trả.
      Ở phần này chỉ giới thiệu ở các nghiệp vụ còn lại, không thuộc thanh toán tiền mua hàng.

  • 2. Hạch toán kế toán
    • Chi trả lương công nhân viên
      Nợ TK 334 phải trả người lao động

      Có TK 111, 112...

    • Chi trả BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
      Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388)

      Có TK 111, 112...

    • Nộp thuế
      Nợ TK 333

      Có TK 112

    • Thanh toán chi phí trực tiếp bằng tiền mặt
      Nợ TK 627, 641, 642 Chi phí phải trả

      Có TK 111,112

    • Trả tiền vay cho ngân hàng
      Nợ TK 341

      Có TK 112

    • Nộp tiền mặt vào ngân hàng
      Nợ TK 112, 113

      Có TK 111

    • Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ
      Nợ TK 111, 113

      Có TK 112

    • Chuyển tiền sang ngân hàng khác
      Nợ TK 112, 113

      Có 112

    • Xuất quỹ đem đi ký quỹ, ký cược
      Nợ TK 144, 244

      Có TK 112

    • Hạch toán khi lập phiếu thu ngoại tệ
      Xem hướng dẫn tại:

      Theo dõi tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngoại tệ.
      Theo dõi tài khoản tiền vay ngoại tệ.


  • 3. Menu thực hiện
      Phiếu chi được thực hiện tại các menu:

      Tiền mặt, tiền gửi, tiền vay\Chi tiền NH.

      Tiền mặt, tiền gửi, tiền vay\Chi tiền mặt.


  • 4. Các thông tin trên phiếu chi
      Màn hình cập nhật các thông tin trên màn hình phiếu chi:

    • Khung “Thông tin chung” nhập các thông tin: Mã gd (mã giao dịch), mã ncc (nhà cung cấp), địa chỉ, mst (mã số thuế), người nhận tiền, số dư, diễn giải chung, tk có (tài khoản có).
    • Khung “Chứng từ” nhập các thông tin: Ngày hạch toán, ngày lập chứng từ, quyển chứng từ, số chứng từ, TGGS 1 (tỷ giá ghi sổ), TGGD (tỷ giá giao dịch) và trạng thái.
    • Tab “1. Chi tiết”: thông tin ở khung này tùy thuộc vào mã giao dịch mà người dùng chọn:
      • Khi chọn mã giao dịch số “2 - Chi cho một nhà cung cấp, chi khác” cho phép nhập các trường thông tin: Tài khoản nợ, tên tk nợ, phát sinh nợ, diễn giải chi tiết, mã bpht (bộ phận hạch toán), mã khế ước, mã dự án.
      • Khi chọn mã giao dịch số “3 - Chi cho nhiều nhà cung cấp” tab chi tiết này khác với mã giao dịch số 2 là chọn được nhiều dòng ứng với nhiều mã ncc khác nhau.
      • Khi chọn mã giao dịch số “ 8 - thanh toán chi phí trực tiếp bằng tiền”. Các trường hợp thanh toán bằng chi phí không theo dõi công nợ thì chọn mã giao dịch này. Có thể nhập hđ thuế đầu vào ở tab chi tiết hoặc tab hđ thuế. Nhưng chỉ được chọn cách nhập ở 1 nơi.
      • Khi chọn mã giao dịch số “9 - Trả trước cho nhà cung cấp (n.tệ), chi khác (n.tệ)”. Sử dụng cho trường chi khác bằng n.tệ. “Ps nợ” tính theo tỷ giá giao dịch, ps có tính theo tỷ giá ghi sổ.
      • Lưu ý:

        Có thể dùng mã gd số 2 nhưng đánh dấu “[x] Sửa tggs” (sửa tỷ giá ghi sổ) và nhập “TGGS 2” bằng tỷ giá giao dịch.
        Nếu trả trước cho ncc là tiền hạch toán (VNĐ) thì sử dụng mã gd số 2, không sử dụng mã gd số 9.

    • Tab “Hđ thuế” thể hiện các thông tin về hóa đơn thuế gtgt: nhóm hóa đơn, số hóa đơn, ngày hóa đơn, mẫu hđ, ký hiệu hđ, mã ncc, tên ncc, địa chỉ, mã số thuế, h.đơn, dịch vụ, tiền hàng, mã t.suất, t.suất, tiền thuế, tổng tiền thanh toán, tk thuế và ghi chú.
    • Tab “Ghi chú” cập nhật các thông tin: Số chứng từ gốc kèm theo, diễn giải chứng từ gốc, ghi chú chứng từ.
    • Khung thông tin “Tổng cộng” bên dưới màn hình: Đối với chi tiền hàng ncc thì có các thông tin: “Tổng tiền” của phiếu chi, “Chọn hđ” (Chọn hóa đơn) để chỉ rõ chi tiền của hóa đơn nào và số của hóa đơn.

  • 5. Hướng dẫn chung về lập phiếu chi
      Khi làm việc tại màn hình lập phiếu chi thì có các chức năng sau: Tạo mới, sửa, lưu, copy, in, hủy, xóa, xem, tìm, thông tin, mẫu chứng từ, khai báo chứng từ, báo cáo, máy tính, phản hồi, các nút di chuyển, hướng dẫn sử dụng. Các chức năng này thể hiện trên thanh công cụ. Có thể click chuột hoặc dùng phím/tổ hợp phím nóng để thực hiện.

      Hướng dẫn sử dụng các chức năng này xem tại link:
      Hướng dẫn chung khi lập chứng từ.

  • 6. Một số lưu ý khi lập phiếu chi
      Sau khi đã nhập các chi tiết hạch toán thì không được sửa lại mã giao dịch. Muốn sửa lại mã giao dịch thì phải xóa hết các chi tiết hạch toán.
      Khi muốn phân bổ cho hóa đơn (các khoản phải trả) bằng mã giao dịch 2, 3, 9 thì phải lưu chứng từ lại rồi mới phân bổ được. Sau khi đã phân bổ thì không sửa, xóa được chứng từ, muốn sửa, xóa được thì phải xóa hết các phân bổ trước đó.

  • 7. Chi trả lương cho nhân viên, thanh toán các khoản bảo hiểm, thuế
      Sử dụng mã giao dịch số 2 - Chi cho một nhà cung cấp, chi khác”.


  • 8. Chi tạm ứng cho nhân viên, chi cho nhân viên vay, mượn
      Chọn mã giao dịch số “2 - Chi cho một nhà cung cấp, chi khác”.
      Nếu muốn theo dõi chi tiết thanh toán cho từng khoản tạm ứng, cho vay mượn hoàn ứng, hoàn vay mượn thì đánh dấu ô “[v] Theo dõi phải thu”. Sau này khi làm thanh toán tạm ứng hoặc thu lại tiền cho nhân viên vay mượn thì chỉ rõ thu của khoản nào.


  • 9. Chi thanh toán chi phí trực tiếp bằng tiền
      Sử dụng mã giao dịch “8 - Thanh toán chi phí trực tiếp bằng tiền”.

      Thông tin về hóa đơn thuế đầu vào có thể nhập trực tiếp ở tab “1. Chi tiết” hoặc ở tab “2. Hđ thuế”.
      Xem hướng dẫn cách nhập thông tin hóa đơn thuế cho trường hợp này.

  • 10. Chuyển tiền giữa quỹ tiền mặt và ngân hàng và giữa các ngân hàng
      Các trường hợp này sử dụng mã giao dịch “2 - Chi cho một nhà cung cấp, chi khác”
    • Trường hợp chuyển tiền giữa quỹ tiền mặt và ngân hàng thì phát sinh 2 chứng từ kế toán - chứng từ tiền mặt và chứng từ ngân hàng.
      Nếu hạch toán trực tiếp Nợ 111/Có 112, Nợ 112/Có 111 sẽ bị gấp đôi số phát sinh. Vì vậy chỉ nhập chứng từ tiền mặt - phiếu thu hoặc phiếu chi. Không nhập chứng từ ngân hàng.
      Nếu hạch toán thông qua tài khoản tiền đang chuyển - tk 113 thì nhập cả chứng từ trong phần mềm.
      Để đảm bảo các chứng từ đều được nhập và theo dõi trên phần mềm thì hạch toán qua tk 113.
    • Tương tự, trường hợp chuyển tiền giữa 2 ngân hàng thì cũng phát sinh 2 chứng từ.
      Nếu hạch toán trực tiếp Nợ 1121x/Có 1121y thì chỉ lập chứng từ ở ngân hàng chuyển tiền.
      Nếu hạch toán thông qua tk 113 thì lập cả chứng từ trên phần mềm.

  • 11. Mua ngoại tệ
      Trường hợp mua ngoại tệ sẽ có 2 chứng từ.
      Nếu hạch toán trực tiếp không thông qua tài khoản 113 thì chỉ nhập chứng từ (thu) ngoại tệ, không nhập chứng từ chi tiền VNĐ.
      Nếu hạch toán qua tài khoản 113 thì lập phiếu thu tiền ngoại tệ và chi VNĐ.
      Khi này phiếu chi dùng mã gd số 2.


  • 12. Phiếu chi tiền ngoại tệ


Xem thêm

Lập phiếu thu tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Thanh toán tạm ứng
Theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngoại tệ
Theo dõi tiền vay ngoại tệ.
Tính và cập nhật lại tỷ giá ghi sổ
Áp tỷ giá ghi sổ theo tỷ giá tự tính
Áp tỷ giá giao dịch từ danh mục tỷ giá
Khai báo tỷ giá cuối kỳ
Hướng dẫn chung về quản lý ngoại tệ
Khai báo các bút toán CLTG cuối kỳ
Bút toán chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
Danh mục đồng tiền giao dịch
Danh mục tỷ giá
Nhập chứng từ từ Excel
Hướng dẫn chung khi lập chứng từ