Hạch toán ngoại tệ

  • Câu hỏi C01: Doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Thuế đồng tiền hạch toán là usd thì phần mềm có đáp ứng được không? Phải khai báo như thế nào trên phần mềm?
      Trả lời:
      Phần mềm cho phép sử dụng đồng tiền hạch toán là USD hoặc bất cứ đồng tiền ngoại tệ nào làm đồng tiền hạch toán - EUR, YEN…
      Cần khai báo đồng tiền hạch toán tại menu: “Hệ thống/Tham số hệ thống hệ thống” tab Hệ thống stt - “105 - Mã đồng tiền hạch toán”.

      Màn hình khai báo tham số hệ thống: Khai báo tham giá trị là USD. Ngầm định của phần mềm là VND.

      Trước đó trong “Danh mục các đồng tiền giao dịch” phải khai báo trước mã của đồng tiền làm đồng tiền hạch toán. Lưu ý:
      • Nếu một ngoại tệ là đồng tiền hạch toán thì hiện chương trình chưa cho phép theo dõi thuế gtgt để kê khai thuế theo đồng tiền bản địa - VNĐ, vì vậy sẽ không kê khai được thuế gtgt từ Fast Accounting.

  • Câu hỏi C02: Khi phát sinh một đồng tiền ngoại tệ mới thì khai báo ở đâu?
      Trả lời:
      Khi phát sinh một đồng tiền ngoại tệ mới thì khai báo tại Hệ thống/Danh mục các đồng tiền giao dịch.
      Ví dụ, khai báo đồng tiền ngoại tệ USD:

      Xem hướng dẫn chi tiết tại Danh mục các đồng tiền giao dịch.
      Giao dịch với ngoại tệ thì liên quan đến hạch toán - vì vậy bước tiếp theo phải khai báo các tài khoản trong “danh mục tài khoản” liên quan đến đồng tiền giao dịch mới và khai báo tỷ giá ghi sổ tương ứng.

  • Câu hỏi C03: Muốn cập nhật tỷ giá ngoại tệ quy ra VND hằng ngày thì cập nhật ở đâu?
      Trả lời:
      Cập nhật tỷ giá ngoại tệ theo VND hằng ngày thực hiện tại menu: Hệ thống/Danh mục tỷ giá.

      Màn hình thông tin tỷ giá:

      Xem hướng dẫn chi tiết tại Danh mục tỷ giá.
      Khi nhập các giao dịch ngoại tệ thì chương trình sẽ lấy tỷ giao dịch ngầm định là tỷ giá trong danh mục này và có ngày gần nhất trước đó so với ngày phát sinh của giao dịch.

  • Câu hỏi C04: Khi phát sinh thanh toán liên quan đến ngoại tệ, phần mềm có xử lý tự động được chênh lệch tỷ giá không? Khai báo và xử lý ở đâu?
      Trả lời:
      Chương trình có tự động xử lý được chênh lệch tỷ giá với các phát sinh ngoại tệ.

      Trước tiên về khai báo ban đầu cần thực hiện:

      1. Khai báo “danh mục các đồng tiền giao dịch
      2. Khai báo các tài khoản có theo dõi gốc ngoại tệ và phương pháp tính tỷ giá ghi sổ tại “danh mục tài khoản”. Lưu ý ở đây là ứng với mỗi đồng tiền ngoại tệ cần mở 1 tiểu khoản riêng.
      3. Khai báo các tài khoản ghi nhận lãi/lỗ phát sinh do chênh lệch tỷ giá tại “tham số hệ thống” tab “tổng hợp”, tham số 315 và 320.

      Về xử lý chênh lệch tỷ giá thì được xử lý tùy thuộc vào từng nhóm tài khoản cụ thể. Xem chi tiết tại đây:

      1. Theo dõi công nợ phải thu ngoại tệ
      2. Theo dõi công nợ phải trả ngoại tệ
      3. Theo dõi các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngoại tệ
      4. Theo dõi tài khoản tiền vay ngoại tệ

      Có lưu ý là:
      1. Khi phát sinh tăng số dư ngoại tệ của tk theo dõi gốc ngoại tệ thì tính theo tỷ giá giao dịch lúc phát sinh.
      2. Khi phát sinh giảm số dư ngoại tệ của tk theo dõi gốc ngoại tệ thì tính theo tỷ giá ghi sổ (có thể là đích danh hoặc trung bình di động). Khi này có thể sẽ có phát sinh lãi/lỗ do chênh lệch tỷ giá ghi sổ và tỷ giá giao dịch trước đó.

      Định kỳ hàng quý, năm hoặc tháng khi lập cáo báo cáo quyết toán thì cần thực hiện đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ. Xem hướng dẫn chi tiết tại “đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ”.


  • Câu hỏi C05: Nếu sử dụng đồng tiền hạch toán là một đồng ngoại tệ - ví dụ USD thì chương trình có cho nhập tiền thuế gtgt theo VNĐ không? Để có thể lên được bảng kê và tờ khai thuế gtgt theo VNĐ.
      Trả lời:
      Trường hợp đồng tiền hạch toán là ngoại tệ thì chương trình không nhập thuế gtgt theo đồng tiền bản địa - VNĐ mà nhập theo đồng tiền hạch toán - tiền ngoại tệ. Vì vậy không thể lên được bảng kê và tờ khai thuế gtgt theo VNĐ.


Xem thêm

Báo cáo tồn kho
Báo cáo nhập - xuất - tồn