Chứng từ phải trả khác, chứng từ bù trừ công nợ

  • 1. Hạch toán kế toán
      Chứng từ bù trừ công nợ
      Có nhiều trường hợp cần thực hiện bút toán bù trừ công nợ:
    • Bù trừ công nợ của một đối tượng vừa là người mua, vừa là người bán.
      Nợ 331 - KH/NCC A

      Có 131 - KH/NCC A

    • Bù trừ công nợ giữa 2 đối tượng công nợ - ví dụ do hạch toán nhầm đối tượng.
      Nợ 331 - NCC A

      Có 331 - NCC B

    • Chứng từ phải trả khác
      Chứng từ phải trả khác sử dụng trong một số trường hợp sau:
    • Trả tiền hàng cho nhà cung cấp nhưng bị thiếu số tiền nhỏ, hạch toán đưa vào thu nhập khác
      Nợ 331 Phải trả cho người bán

      Có 711 Thu nhập khác.

    • Trả tiền hàng cho nhà cung cấp nhưng bị dư số tiền nhỏ, hạch toán đưa vào chi phí khác.
      Nợ 811

      Có 331

    • Sau đó thực hiện phân bổ chứng từ cho hóa đơn cần tất toán nếu có theo dõi công nợ phải trả chi tiết theo hóa đơn.

  • 2. Menu thực hiện
      Nghiệp vụ này thực hiện tại menu:
    • Mua hàng\Thanh toán\Chứng từ phải trả khác, chứng từ bù trừ công nợ.

  • 3. Các thông tin trên màn hình chứng từ
      Màn hình cập nhật các thông tin chứng từ.

    • Khung “Chứng từ” nhập các thông tin: Ngày ht (ngày hạch toán), ngày lập c.từ (ngày lập chứng từ), quyển c.từ (quyển chứng từ), số c.từ (số chứng từ), tỷ giá, xử lý, diễn giải chung.

    • Tab “Chi tiết” nhập các trường thông tin chi tiết: Tài khoản, tên tk, mã khách, tên khách, phát sinh nợ, phát sinh có, diễn giải chi tiết, ngày hóa đơn, số hóa đơn, mã đ/k thanh toán, hạn tt, nhóm điều khoản.

    • Tab “Hđ thuế” nhập các thông tin về hóa đơn nhập mua: Nhóm hđ (hóa đơn), ngày hđ, số hđ, mã ncc, tên ncc, mã số thuế, tiền hàng, mã t.suất, thuế suất, tiền thuế, tổng tiền tt, tk thuế và ghi chú.

    • Tab “Ghi chú” cập nhật thông tin ghi chú chứng từ.


  • 4. Một số lưu ý khi nhập thông tin chứng từ
      Trường hợp hạch toán nhiều nợ và nhiều có trong một chứng từ thì phải tách thành các nhóm định khoản 1 nợ / nhiều có hoặc nhiều nợ / 1 có bằng cách đánh số nhóm định khoản. Tổng phát sinh nợ và có trong một nhóm định khoản phải bằng nhau.


  • 5. Các chức năng thao tác khi lập chứng từ
      Khi làm việc tại màn hình lập chứng từ phải trả khác, chứng từ bù trừ công nợ thì có các chức năng sau: Tạo mới, sửa, lưu, copy, in, hủy, xóa, xem, tìm, thông tin, mẫu chứng từ, khai báo ngầm định, báo cáo, máy tính, phản hồi, các nút di chuyển, hướng dẫn sử dụng.
      Các chức năng này thể hiện trên thanh công cụ. Có thể click chuột hoặc dùng phím/tổ hợp phím nóng để thực hiện.

      Hướng dẫn sử dụng các chức năng này xem tại Hướng dẫn sử dụng các chức năng chung khi lập chứng từ.

  • 6. Phân bổ số tiền giảm công nợ cho hóa đơn
      Trường hợp hạch toán giảm công nợ, ví dụ xóa số tiền nợ nhỏ hoặc nợ khó đòi, thì sau khi hạch toán, vào menu “Phần bổ tiền đã trả cho các hóa đơn” để thực hiện phân bổ.
      Hướng dẫn về cách phân bổ xem tại: Phân bổ tiền đã trả cho các hóa đơn.

  • 7. Theo dõi chi tiết thanh toán cho các khoản phải trả khác
      Trường hợp có một khoản công nợ được hạch toán ở “Chứng từ phải trả khác, chứng từ bù trừ công nợ”, nếu cần theo dõi chi tiết tất toán cho khoản này thì cần cập nhật các trường thông tin: Ngày hđ (ngày hóa đơn), Số hđ (số hóa đơn), Mã đ/k tt (mã điều khoản thanh toán), Hạn tt (hạn thanh toán).

      Chương trình dựa vào các thông tin này để chuyển khoản cần theo dõi tất toán vào tệp số liệu theo dõi công nợ theo hóa đơn. Sau đó khi có các bút toán giảm trừ công nợ cho các khoản phải trả khác này thì có thể thực hiện phân bổ giống như thực hiện phân bổ tiền phải trả cho hóa đơn.



Xem thêm

Đơn hàng nội địa
Khai báo trạng thái đơn hàng nội địa
Đơn hàng nhập khẩu
Khai báo trạng thái đơn hàng nhập khẩu
Nhập mua hàng
Chi phí mua hàng
Nhập mua xuất thẳng
Xuất trả lại ncc
Nhập hàng nhập khẩu
Mua dịch vụ và ts, cc
Thanh toán tạm ứng
Thanh toán tiền mua hàng
Phân bổ tiền đã trả cho các hóa đơn
Tính lại số dư tức thời của các nhà cung cấp
Hướng dẫn cách nhập hóa đơn thuế gtgt đầu vào
Hướng dẫn chung về nhập chứng từ từ Excel
Hướng dẫn chung khi lập chứng từ